3 cách làm tổ yến sào chưng thơm ngon đơn giản

Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng:

Để nấu được món yến chưng thật ngon lành, bổ dưỡng và hấp dẫn người ăn là điều cực kỳ khó khăn… nhất là đối với những bạn đang làm nội trợ trong gia đình!

Hãy thành thật nhé!

Đã bao lần bạn cố gắng tìm cách nấu một tổ yến sào chưng thật ngon để bồi bổ những đứa con của mình nhưng rồi lại chán nản khi chúng chẳng chịu ăn miếng nào.

Chưng yến đúng cách 

Dù cho bạn từng đọc hàng trăm, hàng nghìn bài chia sẻ về các tuyệt chiêu nấu tổ yến ngon thì công việc này hẳn cũng đã chiếm của bạn hàng giờ liền “cân não”.

Nhưng, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng…

Bạn hoàn toàn có thể nấu được một chén yến chưng ngon, hấp dẫn mà không cần bất kỳ một “tài năng thiên bẩm” nào? 

Hum… đó chính xác là những gì bạn sắp khám phá ngay bây giờ!

Trong bài viết dưới đây, cơ sở yến sào Ngọc Thảo sẽ mang đến cho bạn một cách chưng tổ yến đơn giản đã được chúng tôi áp dụng để nấu hàng loạt chén yến ngon trong suốt 12 năm qua.

Không chỉ vậy, chúng tôi xin tặng bạn bộ công thức 3 cách chế biến món yến sào chưng thơm ngon để bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều công sức.

Nghe có vẻ thú vị phải không nào?

Bài viết này sẽ tương đối dài, vì vậy, chúng tôi mong rằng bạn có thể lưu trang này lại để có thể tìm hiểu kỹ hơn khi có thời gian.

Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được: 

Chúng ta cùng bắt tay vào nhé!

6 bước sơ chế tổ yến còn lông nhanh và đơn giản

Trừ những tổ yến đã được tinh chế và sổ lông thì phần lớn các loại tai yến sào khác đều phải trải qua các bước sơ chế trước khi được nấu để trở thành những món ngon. 

Khoan đã, trước tiên xin mời bạn xem qua video tóm tắt các bước tinh chế yến dưới đây:

Để bắt đầu, bạn sẽ cần có những vật dụng dưới đây:

  • Bạn cần một thau nhỏ màu trắng để giúp bạn dễ nhận biết lông tơ trong quá trình sơ chế
  • Một cái kẹp gắp nhỏ hoặc một cái nhíp
  • Một cái rây nhỏ có lỗ vừa phải. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ bạn vớt yến trong quá trình nhặt lông.
  • Một tô nước sạch và một cái muỗng
  • Một cái dĩa có lòng nông hay một cái chén sạch để đựng yến khi sơ chế.

Để làm sạch lông tổ yến và bảo quản trong thời gian dài, bạn cần ngâm cho tổ yến nở ra. Thời gian ngâm tổ yến có thể kéo dài từ nửa tiếng đến một tiếng tùy loại yến sào và độ tạp chất của chúng.  

Sở dĩ, một tổ yến thô chứa khá nhiều lông chim và tạp chất khác nhau, chúng ta sẽ cần dùng nhíp để nhẹ nhàng làm sạch những sợi lông ấy. Nếu tinh mắt, bạn sẽ để ý tổ yến thô khi nở ra có thể to gấp đôi kích thước ban đầu.

Quy trình tinh chế yến sào

Phần dưới đây vô cùng quan trọng vì chúng tôi sẽ mang đến cho bạn chi tiết cách nhặt lông đơn giản nhưng vẫn duy trì được những vi chất quý giá của một tổ yến. Vì vậy, bạn cần lưu ý nhé!

Toàn bộ quy trình làm sạch lông tổ yến đúng cách

  • Bước 1: Trước hết, chúng ta cần ngâm tổ yến còn lông vào một cái thau sạch từ nửa tiếng đến 2 tiếng tùy từng loại tổ yến, cho đến khi những sợi yến tơi ra.
  • Bước 2: Tai yến khi đã tơi thì vớt ra ngoài cho ráo nước và đặt vào một cái chén nhỏ.
  • Bước 3: Tách phần bề mặt tổ yến với phần bụng yến gồm nhiều sợi vụn. 
  • Bước 4: Phần bề mặt tổ yến có những sợi lông to dễ nhặt nên chúng ta sẽ ưu tiên làm.sạch chúng trước.
  • Bước 5: Phần bụng yến có nhiều lông tơ nhỏ và tạp chất nên sẽ được nhặt kỹ hơn bằng một cái nhíp nhỏ. 
  • Bước 6: Sau khi nhặt sơ qua, chúng ta cho phần bụng yến vào cái rây nhỏ đã chuẩn bị sẵn và nhấc lên xuống cho sợi lông tơ rơi ra ngoài dễ dàng hơn. Động tác này lặp lại nhiều lần kết hợp thay nước liên tục đến khi tổ yến sạch thì ngừng.

Phải, bạn vẫn đang đọc chữ?

Phần dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một mánh nhỏ giúp làm tổ yến chưng đơn giản với đường phèn nhanh chóng.

Cách chưng tổ yến tươi với đường phèn đúng cách

Tổ yến sau khi được tinh chế và sấy khô sẽ cần được ngâm trong chén nước đến khi mềm để dễ chế biến. Thông thường, tai yến sau khi sơ chế còn ướt thường được các cơ sở gọi là yến tươi và có thể sử dụng để chưng ngay. 

cách nấu yến

Ngâm nở tai yến

Đối với mỗi loại tổ yến và đối tượng sử dụng khác nhau sẽ cần thời gian ngâm và khẩu phần ăn khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ cần lưu ý hai điều dưới đây:

  • Thời gian ngâm bao lâu sẽ phụ thuộc vào chất lượng tổ yến:

Trong trường hợp bạn chưng tổ yến già. Loại này thường to, dày và chứa nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần thời gian ngâm khá lâu, tầm 40 đến 45 phút.

Nếu bạn chưng tổ yến sào tầm trung đã làm sạch. Loại này có khối lượng 100 gram, thường tầm 10 đến 12 tai. Bạn chỉ cần từ 30 đến 35 phút để ngâm nở một tai yến.

Đặc biệt, đối với trường hợp yến đảo, kết cấu loại yến này thường bền chắc hơn so với yến nhà nên bạn sẽ cần ngâm lâu hơn nhé.  

Nói một cách đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm yến tinh chế tới khi nào sợi yến tơi mềm ra là được. Thời gian ngâm ước chừng từ 30 đến 45 phút, bạn có thể quan sát và cảm nhận sự thay đổi.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn chính là ngâm tổ yến trong nước ấm có thể khiến chúng nở mau hơn.

  •  Cân nhắc khẩu phần ăn trước khi nấu tổ yến chưng

Mỗi đối tượng với thể trạng khác nhau sẽ có mức hấp thụ vi chất khác nhau. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

Mỗi một tai yến sào thường được đóng gói từ 5g đến 10g. Đối với người lớn, liều lượng cho mỗi lần sử dụng được ước lượng tầm 5g. Ngược lại, với trẻ em, với thể trạng yếu hơn, nên sử dụng từ 2.5g đến 3g để hấp thu được hiệu quả nhất.

Bạn có tự hỏi mình sẽ áp dụng thông tin trên như thế nào không?

Yến sào đã làm sạch của cơ sở yến Ngọc Thảo

Hãy tưởng tượng nhé! 

Với mỗi tai yến tinh chế 10g, bạn có thể chưng được 3 chén yến. Vậy, bạn có thể dựa vào cách định lượng này để chia đôi hoặc chia ba cho mỗi lần ăn nếu làm tổ yến sào chưng cho bé.

Bắt đầu chưng tổ yến

Dưới đây, chúng tôi có cung cấp một số lưu ý quan trọng để giúp bạn giữ vi chất tổ yến sau khi nấu. Vì vậy, bạn hãy chú ý nhé.

Dựa vào điều kiện tài chính của người tiêu dùng, chúng tôi phân loại thành 2 cách chưng yến:

  • Phương pháp nấu cách thủy truyền thống:

Chúng ta cần 2 vật dụng chính gồm một cái nồi nước lớn và một cái thố, tô có nắp đậy (hoặc nồi cơm điện). Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng độ lớn của tô hoặc thố nên có thể chứa từ 2 đến 3 chén yến sau khi chín. (chén trong trường hợp này bé hơn chén ăn cơm chút xíu).

Bước 1:

Chế nước sạch vào ⅔ tô hoặc thố đang đựng tổ yến đã ngâm. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ dùng thố làm ví dụ.

Bước 2:

Chế nước vào nồi lớn sao cho khi đặt thố đựng yến vào bên trong nồi, mực nước cao bằng ½ thố.

Bước 3:

Đặt thố đựng yến vào bên trong nồi lớn và đậy nắp thố lại.

Bước 4:

Đậy nắp nồi lớn lại và đun trong vòng 30 đến 45 phút. Lúc đầu bạn có thể đun to lửa, cho đến khi nước bắt đầu lăn tăn nửa sôi thì hạ lửa riu riu lại.

Đối với trường hợp yến đảo, thời gian chưng sẽ tương đối lâu hơn trong khoảng 50 đến 60 phút. Để lý giải cho điều này, chúng tôi khám phá được rằng tai yến đảo thường được xây để chống chọi với thiên nhiên nên thường chắc chắn.

Bước 5:

Khi nước vừa bắt đầu sôi, bạn thêm một chút đường vào trong thố yến. Lượng đường nên được điều chỉnh tùy khẩu vị của người dùng. Ngoài ra, bạn có thể thêm vài lát gừng để khử mùi tanh của tổ yến. Sau đó, đóng nắp lại.

Bước 6:

Sau khi đun sôi thêm 5 đến 10 phút cho đường tan, bạn có thể tắt bếp, lấy thố yến ra ngoài và thưởng thức thành quả của mình.

Khoan đã, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng việc bỏ qua lưu ý dưới đây có thể làm món yến chưng của bạn mất vi chất?

Nhiệt độ chưng yến được chúng tôi khuyến cáo duy trì từ 80 đến 95 độ C. Lý do là vì khi đun sôi ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, sợi yến rất dễ bị phân giải và không còn giữ lại hình dáng và vi chất ban đầu. 

Đối với phương pháp này, quy trình chưng tổ yến sẽ được tối giản hơn cho bạn khá nhiều.

Nồi chưng yến

Nếu bạn chưng tổ yến già, chỉ cần bỏ miếng tai yến vào, chế nước vào ⅔ nồi và cắm điện mở công tắc. Sau đó, bạn chờ 1 tiếng là có thể dùng được rồi.

Vậy chưng tổ yến non bao nhiêu phút?

Yến non có thời gian chín mau hơn nên bạn chỉ cần chưng 45 phút thôi nhé. 

Một mẹo khi chưng yến bằng nồi điện lần đầu chính là bạn nếm thử xem yến mềm hay giòn dai, liệu phù hợp với khẩu vị mình không. Dựa vào đó, bạn có thể canh thời gian hợp lý cho lần chưng sau.

Một lưu ý nho nhỏ chính là bạn chỉ nên thêm đường vào khi nước vừa bắt đầu sôi bạn nhé.  

  • Bạn có thắc mắc vì sao cách chế biến tổ yến chưng bằng nồi điện lại lâu vậy không?

Sở dĩ, thố chưng yến được thiết kế để cung cấp nhiệt lượng thấp, tiêu thụ điện năng ít nhằm từ từ truyền nhiệt đến khi món yến từ từ chín đều và giữ được nguyên hương vị.

Đợi đã, còn một món quà nữa mà chúng tôi muốn dành tặng các bạn, đó là bộ 3 món yến sào thơm ngon có thể làm ngay tại nhà.

3 món ăn hấp dẫn từ tai yến sào chưng:

Tổ yến sào tinh chế có thể được chế biến thành vô số món ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình bạn. Có một sự thật là những món chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ khá dễ làm. Vì vậy, bạn có thể thay đổi nêm nếm theo liều lượng khác nhau. Miễn là phù hợp với khẩu vị người dùng.

Yến sào chưng hầm chim bồ câu

Một điều mà chúng tôi thích ở món này chính là hàm lượng dinh dưỡng cao. Nó khá phù hợp cho những người đang có nhu cầu phục hồi sức khỏe hay phụ nữ mang thai.

Bí mật của bài thuốc thần kỳ này nằm ở lượng vi chất trong thịt chim bồ câu. Nó bao gồm 22.14% protid, 1% liquid và nhiều muối khoáng cần thiết khác. Ngoài ra, tính bình của thịt bồ câu và tính ấm trong tiết bồ câu có thể kết hợp với tính hàn của tổ yến để bổ trợ cho nhau.

Yến sào chưng hầm chim bồ câu

Nghe thật tuyệt phải không nào?

Vậy hãy cùng cơ sở yến sào Ngọc Thảo chúng tôi tham khảo công thức hầm yến sào với bồ câu dưới đây nhé:

Những nguyên liệu cần thiết để chưng yến:

  • 20 gram tai yến đã làm sạch
  • Thịt chim bồ câu 500 gram
  • Hạt sen
  • Vài trái táo tàu
  • Vỏ quýt
  • Một số chất phụ gia khác.

Để chế biến món yến hầm bồ câu, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 2: Làm sạch hạt sen, táo tàu và vỏ quýt trong vòng nửa tiếng. Tốt hơn hết, bạn nên ngâm từng nguyên liệu trong những thau khác nhau. Ngoài ra, vỏ quýt cũng nên được thái mỏng. 
  • Bước 3: Sơ chế thịt chim. Bạn sẽ cần cắt tiết, nhặt sạch lông, mổ thịt chim và moi toàn bộ nội tạng ra. 
  • Bước 4: Bỏ chim vào nồi hầm cho đến khi bạn thấy thịt chín và nhừ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý bỏ tiết chim vào nồi để hầm cùng, nêm gia vị nước mắm và tương tùy khẩu vị của người ăn.
  • Bước 5: Khi nồi thịt chim đã chín, bạn cho hạt sen, táo tàu, vỏ quýt đã thái nhỏ vào trong và tiếp tục hầm thêm 30 phút. 
  • Bước 6: Bạn thêm tổ yến đã chưng chín vào nồi thịt và tiếp tục hầm thêm 5 phút.Đồng thời, thêm gia vị cho vừa miệng người tiêu dùng bạn nhé.
  •  Bước 7: Vậy là món yến hầm đã hoàn thành. Bạn bắc nồi ra khỏi bếp để thưởng thức thành quả của mình.

Yến tinh thượng hạng 100gr

Cách chưng chè tổ yến hạt sen táo đỏ

Sẽ ra sao nếu tôi nói rằng đây là một trong những món được đại đa số khách hàng của chúng tôi ưa chuộng?

Thật đấy! Bạn không nhầm đâu. Sự kết hợp giữa tổ yến, hạt sen, táo đỏ và long nhãn không chỉ làm cho bạn cảm thấy thanh mát. Mà còn bồi dưỡng sức đề kháng cho cơ thể. 

Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách chế biến dưới đây nhé!

Nguyên liệu để chế biến món chè này gồm:

  • 5g yến đã làm sạch lông
  • 1 lạng hạt sen
  • Nửa lạng táo đỏ
  • 20g long nhãn
  • 10g hạt chia
  • Đường (có thể dùng đường phèn hoặc đường cát bạn nhé) 

5 bước đơn giản để chế biến món chè yến táo đỏ chất lượng:

  • Bước 1: Sơ chế và chưng tai yến
  • Bước 2: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu.

 Ngoài chuẩn bị táo đỏ, hạt chia và long nhãn, mỗi loại hạt sen khác nhau có cách sơ chế khác nhau. Cụ thể, hạt sen tươi sẽ cần tách bỏ phần vỏ và tim sen. Đối với hạt sen khô, bạn chỉ cần làm sạch và ngâm cho nở.

  • Bước 3: Giai đoạn nấu nguyên liệu

Bạn cần lưu ý ninh cho nhừ hạt sen trước vì chúng thường lâu chín hơn các nguyên liệu còn lại. Đây là bước mà nhiều bạn thường hay quên nhất. Sau đó, bạn cho thêm táo đỏ và long nhãn vào tiếp tục đun thêm 10 phút cho chúng nở ra. 

  • Bước 4: Cho nguyên liệu vào yến sào

Sau khi chưng tổ yến xong, bạn thêm táo đỏ, long nhãn và hạt sen vừa nấu chín vào trong thố chưng yến. Đồng thời, bạn có thể nêm nếm thêm đường cho hợp khẩu vị người ăn rồi đun cách thủy thêm 10 phút nữa trước khi tắt bếp.

Để giữ được độ ngon, hạt chia chỉ nên thêm vào khi món chè yến đã chín.

  • Bước 5: Thưởng thức thành quả

Bạn có thể nhấc thố đựng yến đã chưng ra để nguội và dùng ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng dần.

Yến sào chưng đường phèn hạt sen

Nếu là một người dùng yến lâu năm, hẳn bạn đã từng nghe qua món ăn này một vài lần. Sự hòa quyện giữa hạt sen và yến sào có công dụng đem đến cho bạn một hương vị thanh mát. Nó có tác dụng hỗ trợ bổ thận tráng, tráng dương và giảm mệt mỏi. Vì vậy, món ăn này phù hợp với đại đa số trẻ em và người lớn tuổi.

Vậy hãy cùng chúng tôi, tham khảo các bước để chế biến món này nhé!

 Món ăn hấp dẫn này cần có sự chuẩn bị của những nguyên liệu sau:

  • 5g yến sào đã làm sạch (tùy đối tượng sử dụng mà bạn có thể điều chỉnh liều lượng nhé
  • 12g hạt sen
  • Đường (bạn có thể dùng đường phèn hoặc đường cát)
  • Nước lọc
  • Một vài lát gừng để giúp hãm bớt tính hàn của tổ yến. Nhờ nguyên liệu này, bạn sẽ không cần lo lắng vì đi ngoài hay đau bụng khi ăn.

Cách nấu yến sào chưng hạt sen với 5 bước đơn giản:

  • Bước 1: Làm sạch, ngâm, sơ chế và chưng tai yến sào như hướng dẫn chúng tôi đã nêu phía trên.
  • Bước 2: Sơ chế hạt sen

Tùy vào khẩu vị của mình mà bạn sẽ lựa chọn hạt sen khô hoặc tươi để nấu. 

Trong trường hợp sử dụng hạt sen tươi, bạn sẽ cần phải bóc lớp vỏ cứng bên ngoài. Sau đó loại bỏ tim sen bằng tăm để giúp hạt sen bùi, giữ nguyên vị. Hạt sen tươi sau khi sơ chế sẽ đem đi ngâm trong thau riêng. Đối với hạt sen khô, bạn chỉ cần ngâm trong thau ngập nước.

cách làm yến sào

  • Bước 3: Hạt sen cần được ninh cho nhừ vì nguyên liệu này cần thời gian khá lâu để chín. Để ninh nhừ, bạn chỉ cần để lửa liu riu khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bắt đầu ninh hạt sen trước khi chưng yến.
  • Bước 4: Khi nồi chưng yến bắt đầu sôi, bạn tiến hành thêm hạt sen đã ninh nhừ và nêm nếm thêm đường tùy khẩu vị người dùng.
  • Bước 5: Đậy nắp nồi chưng yến lại và đun thêm 10 phút nữa trước khi tắt bếp.
  • Bước 6: Món chè yến đã hoàn thành. Hãy thưởng thức thành quả của mình bạn nhé!

Một số lưu ý nhỏ khi chưng yến dành cho bạn: 

Bạn được khuyên không nên để món yến chưng quá lâu ngoài không khí mà nên ăn ngay. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh cao huyết áp, yến sào nên được sử dụng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu được nhiều hơn. 

Bấm vào đường link này để biết thêm tác dụng thần kỳ của tổ yến, bạn nhé!

Bài viết này thực sự khá dài. Vì vậy, cơ sở chúng tôi chân thành cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đọc và nghiền ngẫm nó.

Để không bỏ lỡ bất kỳ một mẹo nào trong 3 cách chế biến yến sào chưng ngon và đơn giản. Chúng tôi xin tóm tắt lại cho bạn những thông tin quan trọng nhé!

Tóm tắt

  • Cách làm sạch tổ yến bao gồm: Ngâm cho sơi yến nở ra, tách bề mặt yến với phần bụng yế. Sau đó lấy nhíp làm sạch lông lớn và dùng rây đựng yến vụn lẫn tạp chất nhấc lên xuống trong thau sạch để nhặt lông tơ. 
  • Mẹo chưng tổ yến gồm: Bước ngâm nở và chưng tổ yến. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý thời gian chưng và chỉ thêm đường khi nước yến bắt đầu sôi. Bằng cách này, món yến chưng có thể mau chín và giữ độ mềm dai hấp dẫn. 
  • Chế biến món ăn với yến sào: Bạn có thể kết hợp những nguyên liệu có tình bình hoặc tính ấm để bổ trợ tính hàn có trong tổ yến. Đối với nguyên liệu như thịt với hạt sen, bạn sẽ cần nấu chín nhừ trước khi cho vào chưng chung với yến.

Yến sào được xem như một món ăn “cực phẩm” từ lâu đời dành cho vua chúa và quý tộc. Ngày nay, tùy vào khẩu vị và sở thích mà tai yến được chế biến thành vô số món ăn ngon khác nhau.

Vậy, đâu là món ăn từ yến sào yêu thích của bạn?

Hay, bạn còn những mẹo nấu yến sào nào khác muốn chia sẻ với chúng tôi không?

Đừng ngại và hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn nhé!